09/10/2023 09:22        

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG CHUỘT RÚT KHI BƠI LỘI

Nguyên nhân và cách phòng chống chuột rút khi bơi lội

Chuột rút là cảm giác gây đau đớn bởi sự co rút từ các khớp cơ của cơ thể khi bị lạnh hay hoạt động quá sức, trong bơi lội, đây là trường hợp thường xuyên xảy ra.

Nguyên nhân của chứng chuột rút

http://boicaptoc.vn/data/media/1184/files/chuot-rut-can-benh-vo-cung-pho-bien-khi-boi-dayhocboi.jpg

Có 2 nguyên nhân chính gây ra chuột rút chính là thiếu oxi cho các cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối. Đó chính là nguyên nhân của tình trạng rối loạn điện phân trong cơ thể, đặc biệt là tình trạng hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc kali khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp kịp thời.

Đặc biệt, những ngày đèn đỏ của chị em cũng rất dễ bị chuột rút gây đau lan tỏa ra thắt lưng và vùng đùi. Phụ nũ mang thai cũng rất hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.

Hậu quả và cách phòng tránh chuột rút

http://boicaptoc.vn/data/media/1184/files/chu%E1%BB%99t%20r%C3%BAt%20khi%20b%C6%A1i%20-%20dayhocboi.jpg

Chuột rút khi bơi lội gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, những cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội và có thể dẫn đến chết đuối. Nếu bạn xảy ra các tình trạng trên bạn cần phải thật bình tĩnh xử lý bằng những cách sau:

1/Trước khi xuống nước

Trước khi xuống nước bạn cần phải uống đủ nước khi thời tiết đang nóng, sẽ tốt hơn nếu bạn pha thêm chút muối theo tỉ lệ 1 thìa cà phê : 1 lít nước. Hơn hết, bạn nên dành ra 30 phút để khởi động cơ thể và các khớp, các bài tập thể dục buổi sáng, chạy ngắn, khởi động theo thứ tự, khớp cổ, lưng, hông,… nhằm dãn các cơ, giúp bạn không bị sốc nước khi ở trong làn nước.

2/Khi xuống nước

Bạn cần điều chỉnh các động tác bơi sao cho hài hòa nhất nhằm thích nghi với môi trường nước. Đến thời gian nhất định, bạn cần bù đắp năng lượng đã bị tiêu hao của cơ thể trong quá trình bơi bằng cách giảm tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần khu vực có cứu hộ nhằm thả lỏng cơ thể vài phút trước khi lên bờ. Nếu cảm thấy rét, bạn nên tìm một nơi kín gió để sưởi ấm cơ thể hoặc uống một chút trà cho cơ thể nóng lên

3/Cách trị chuột rút

Các trường hợp hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết, xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối hay bỏ bữa trước lúc đó đều là nguyên nhân của chuột rút. Đặc biệt, bạn cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy vì hệ tuần hoàn phải quan tâm cả vấn đề của dạ dày vừa phải quan tâm việc cung ứng đủ oxi cho cơ thể. Muốn phòng ngừa chuột rút tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi bạn đều phải thực hiện một cách khoa học và hợp lý.

Khi bị chuột rút, đầu tiên bạn phải báo hay cầu cứu những người xung quanh, bạn phải giữ được bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân rồi từ từ hút thật sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng bị chuột rút rồi nhờ người hoặc tự mon men vào bờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ ai đó giúp nằm xuống giữ chân thẳng và đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.

Khi bị chuột rút ở đùi, tốt nhất là nhờ người kéo chân ra thật thẳng đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc đó ấn mạnh đầu gối xuống.

Lưu ý: khi không thể vào bờ, bạn càng vùng vẫy, bạn càng nhanh chìm. Do vậy, nếu song không quá lớn, hãy giữ bình tĩnh thả ngửa cơ thể và chờ người đến cứu. Khi cầu cứu bạn nên giơ 1 tay còn tay kia đập nước để giữ cơ thể nổi trên mặt nước. Ngoài ra, khi bị chuột rút, bạn không nên xuống nước lần nữa mà hãy nghỉ ngơi và đi tập bơi vào hôm sau tránh tình trạng hoảng loạn, sợ nước không dám đi bơi lần nữa.

 
Lượt truy cập
Số lượt truy cập: 361024